Nghị luận về vấn đề xã hội (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11) đừng viết theo cấu trúc giải thích- nguyên nhân- hậu quả- giải pháp
Mình liên tục nhận được những câu hỏi hoặc những thắc mắc kiểu như:
"Cô ơi lớp 6 bài viết trình bày ý kiến về một hiện tương (vấn đề) mà em quan tâm nhiều thầy cô có kinh nghiệm vẫn triển khai theo cấu trúc nguyên nhân- hậu quả- giải pháp, nhưng em thấy SGK không triển khai như vậy. Em băn khoăn không biết thế nào mới đúng"
" Cô ơi bài soạn của em bị gạch hết vì không theo cấu trúc nguyên nhân- hậu quả- giải pháp..."
"Cô ơi học sinh em bị điểm kém vì đi thi chỉ làm bài theo yêu cầu của chương trình và SGK là trình bày quan điểm, lí lẽ dẫn chứng chứ ko theo cấu trúc nguyên nhân- hậu quả- giải pháp. Em phải làm thế nào?"
Mình ko trả lời hết các em được, và như mình vẫn nói, có những điều mình không thể can thiệp. Nhưng có một số điểm mình nhấn mạnh thế này:
1. Đứng trước chương trình mới, kinh nghiệm của tất cả chúng ta là như nhau. Hãy học học học để hiểu thêm đừng lấy kinh nghiệm cũ của chương trình cũ áp vào.
2. Chương trình mới đương nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa hoàn thiện, SGK cũng vậy, lần đầu mà, ai có thể hoàn hảo được, nhưng cách tiếp cận đã đổi mới rất rất nhiều,, hãy góp phần làm cho nó tốt đẹp hơn.
3. Nhất thiết cần bám vào chương trình để đánh giá xem mình triển khai đã khớp chưa, đã đầy đủ chưa, có đóng góp thêm được gì không?
4. Xem thật kĩ SGK, SGV, đối chiếu cả 3 bộ sách với nhau để lấy cái hợp lí nhất.
5. Bài mẫu "Câu chuyện đồng phục" SGK Kết nối Ngữ văn 6 tập 2 cũng là một "vấn đề", ko hề triển khai theo cấu trúc nguyên nhân- hậu quả- giải pháp mà. Đọc nhanh cũng thấy được
+ Người viết đồng tình với việc HS cần mặc đồng ở trường học
Lí do
(1) Mặc đồng phục rất đẹp
(2) Đồng phục tạo nên bản sắc của trường học
(3) Đồng phục xóa đi khoảng cách giàu nghèo giữa học sinh
(4) Đồng phục không làm mất đi cá tính riêng (đối thoại ý kiến trái chiều)
Vì vậy trường quy định mặc đồng phục là vô cùng cần thiết
Cấu trúc vô cùng mạch lạc, rõ ràng mà.
6. Trình bày ý kiến là phải đưa ý kiến của mình, ý kiến của bạn này phải khác bạn khác, và thể hiện rõ quan điểm của bản thân về vấn đề. Giống như đề trên, học sinh khác có thể viết tôi phản đối việc mặc đồng phục bởi vì:
(1) Nó tăng gánh nặng kinh tế cho phụ huynh (vừa phải mua đồ bình thường vừa phải mua đồng phục, chưa kể 1 trường quy định nhiều loại đồng phục cho nhiều mùa khác nhau)
(2) Nó có thể khiến cho khoảng cách giàu nghèo tăng lên (hs trường quốc tế, trường có nhiều hs khá giả so với hs trường ở vùng khó khăn hơn)
(3) Nó làm mất bản sắc và cá tính của học sinh (những bạn sáng tạo trong ăn mặc...)
Miễn là học sinh bảo vệ được quan điểm của mình bằng lí lẽ và bằng chứng, bằng cách lập luận và không vi phạm pháp luật hay đạo đức .
7. Vậy viết đúng như yêu cầu của chương trình của SGK nhưng người chấm lại chấm theo khung cũ (của lớp 9 cũ) thì sao ạ?
Thì cô không biết, cô thực sự không biết. Nhưng lựa chọn của cô và Grit là: dạy đúng. Bởi vì, đó mới là tư duy đúng.
Rõ ràng cấu trúc nguyên nhân- hậu quả- giải pháp nó không trả lời vào trọng tâm câu hỏi. Hỏi em trình bày quan điểm của mình về bắt nạt học đường, sao em không bảo vệ quan điểm của em là phản đối gay gắt việc xấu đó mà em đi trình bày nguyên nhân hậu quả giải pháp làm gì? Có phải là hỏi 1 đằng trả lời 1 nẻo không? Như vậy có hại cho tư duy của trẻ không? Làm việc có hại chỉ để đạt điểm cao cô không làm được.
Lớp 9 chương trình mới sẽ có bài vấn đề giải pháp, nhưng đừng nhầm nó với văn bản thông tin nhé. Phân biệt thế nào thì hãy quay lại khóa học Nghị luận: Kiến thức thể loại và nhận diện kiểu bài của cô Phùng Diệu Linh
https://clbdayvahocgrit.edubit.vn/